icon icon icon-mes

Giờ làm việc: Từ 7h30 đến 17h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

1900545405

Các mũi tiêm chủng mở rộng

Đăng bởi Admin vào lúc 12/09/2024

Chương trình tiêm chủng mở rộng các loại vắc xin đã và đang được áp dụng thường kỳ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ. Hãy cùng Danavac tìm hiểu về hoạt động này nhé!

Lịch sử của tiêm chủng mở rộng 

Các mũi tiêm chủng mở rộng  - Ảnh 1

Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình.

Lợi ích của các mũi tiêm chủng mở rộng

Các mũi tiêm chủng mở rộng  - Ảnh 2

Tiêm chủng là việc đưa chất kháng nguyên vào cơ thể (một dạng vắc xin) nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch thích ứng đối với một căn bệnh. Vắc xin có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện các hiệu ứng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.

Tiêm chủng mở rộng là dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò, lợi ích quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ. Vắc xin dùng trong dự án tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ em.

Danh sách các mũi tiêm chủng mở rộng 

1. Vắc-xin BCG: Đây là vắc-xin phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.

2. Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.

3. Vắc-xin SII (vắc xin 5 trong 1): phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin SII được tiêm 3 mũi gồm và 1 mũi nhắc thứ 4 cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi:

+ Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

+ Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi

+ Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

+ Mũi tiêm thứ 4: khi trẻ từ 12-24 tháng tuổi.

4. Vắc-xin phòng bại liệt (OPV): giúp phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:

+ Uống liều thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi

+ Uống liều thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi

+ Uống liều thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi

5. Vắc-xin phòng bại liệt (IPV): giúp phòng bệnh bại liệt với 1 liều tiêm: khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.

6. Vắc-xin phòng bệnh sởi (MVVac): gồm có 1 mũi tiêm: khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.

7. Vắc-xin phòng bệnh sởi – rubella (MRVac): Văc xin được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

8. Vắc-xin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT): được tiêm khi trẻ đủ 24-48 tháng.

9. Vắc-xin viêm não Nhật Bản (Jevax): trẻ cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

+ Mũi thứ 1: khi trẻ được 12 tháng tuổi.

+ Mũi thứ 2: cách mũi thứ nhất 1-2 tuần.

+ Mũi thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.

10. Vắc-xin phòng tả: Tiêm phòng cho trẻ trong độ tuổi từ 2-5 tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch, uống 2 liều.

11. Vắc-xin thương hàn: Tiêm ngừa cho trẻ từ 3-10 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nguy cơ dịch bùng phát.

12. Vắc-xin uốn ván: Cần tiêm ít nhất 2 mũi cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-45 tuổi) và tiêm cho trẻ ngay sau khi được sinh ra để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.

Trên đây là những thông tin hữu ích về Dự án Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam qua các giai đoạn, qua đó giúp bạn đọc có thể hiểu rõ và ý thức hơn về tầm quan trọng của Vắc xin và tiêm chủng đối với sức khỏe nhân loại. Nếu bạn đã, đang và sẽ mang thai hay trong gia đình có thai phụ, trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi, hãy trang bị những kiến thức cần thiết ngay hôm nay để bảo vệ và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của những mầm non tương lai.

>>> XEM THÊM: 

trung tâm tiêm chủng dự phòng đà nẵng