-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách chăm sóc sau tiêm phòng cho trẻ đúng cách để bé mau khỏe sau tiêm
Đăng bởi Admin vào lúc 12/09/2024
Việc chủng vắc xin là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc gặp phải các tác dụng phụ sau tiêm thường khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Thế nên, làm thế nào để chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ em đúng cách là điều mà nhiều cha mẹ thắc mắc. Bải viết hôm nay Trung tâm tiêm ngừa Đà Nẵng DANAVAC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Các phản ứng phổ biến của trẻ sau tiêm vắc-xin
Trước khi tìm hiểu các biện pháp chăm sóc sau tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, cùng điểm qua các phản ứng sau chích ngừa ở bẻ nhé!
Việc chích ngừa cho trẻ em có tác dụng phòng các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, vắc xin thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Cần phân biệt rõ những tác dụng phụ nào là bình thường, có thể chăm sóc sau tiêm vacxin tại nhà và những tác dụng phụ nào cần phải đến bệnh viện. Trước tiên, cùng điểm qua những phản ứng phụ phổ biến sau khi cho trẻ tiêm phòng:
1. Bé quấy khóc sau tiêm
Tiêm chủng có thể khiến bé cảm thấy lo sợ, căng thẳng khi tiêm và mệt mỏi, khó chịu sau khi chích ngừa. Những điều này có thể dẫn đến tình trạng sau khi tiêm các mũi tiêm dịch vụ cho bé về bé sẽ quấy khóc và cảm thấy khó chịu. Đây là những biểu hiện hoàn toàn bình thường. Ba mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này.
2. Bé thấy đau, đỏ và sưng tại khu vực vết tiêm
Một tác dụng phụ bình thường khác của tiêm chủng là bé có thể cảm thấy đau âm ỉ tại vết tiêm. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài ngày sau tiêm chủng. Trẻ có thể cảm thấy nóng và sưng ở vết chích, đôi khi kèm theo cảm giác ngứa.
Đây chỉ đơn giản là phản ứng của việc kim tiêm chích vào da và thường xảy ra ở nhiều trẻ. Vì là một tác dụng phụ bình thường nên bạn không cần đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn vài ngày, trở nên tồi tệ hơn hoặc kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi thị lực và thính giác, hãy đưa trẻ đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, đôi khi sau khi chủng ngừa, một cục u nhỏ, cứng, không đau có thể nổi lên tại vị trí kim tiêm chích vào. Trong trường hợp này, cần chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ như thế nào? Nốt này có thể tồn tại trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng, nhưng cuối cùng sẽ tự biến mất. Vì không gây ra bất kỳ đau đớn gì nên cha mẹ không cần điều trị cho bé.
3. Trẻ bị sốt nhẹ sau tiêm chủng
Chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ như thế nào nếu bé bị sốt? Không có gì lạ khi trẻ em bị sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày sau khi tiêm chủng. Sốt nhẹ là khi trẻ sốt nhưng nhiệt độ khoảng 38,5 độ C trở xuống. Sốt là một phần của chủng ngừa, cũng là một phần phản ứng của cơ thể để cảm nhận vắc xin trong người bé. Do đó, sốt cũng được xem là một tác dụng phụ phổ biến của chủng ngừa.
Trẻ bị sốt nhẹ có thể ra mồ hôi và đôi khi mặt hơi đỏ. Một số trẻ cũng có thể bị sốt 7-10 ngày sau khi tiêm vắc xin MMR hoặc MMRV. (Sởi – Quai bị – Rubella – Thủy đậu). Ở một số trẻ, sốt có thể cao trên 39,4 độ C. Bản thân cơn sốt sẽ không gây hại cho bé, nhưng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không vui. Tuy nhiên, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có biểu hiện sốt sau tiêm trên 38 độ C thì đó là điều đáng lo ngại. Cách chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ đối với tình huống này ra sao? Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi khám.
4. Bỏ ăn hoặc bỏ bú
Một số trẻ nhỏ khi không được khỏe sau chủng ngừa có thể muốn bú mẹ thường xuyên hơn, tuy nhiên, nhiều bé lại bú ít hơn bình thường sau khi chích vắc xin. Đa số những trẻ lớn có thể ăn kém hơn trong 1-2 ngày sau tiêm chủng.
Cách chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ để bé nhanh khỏe lại
1. Chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ tại cơ sở tiêm chủng
Trẻ cần chăm sóc sau tiêm vacxin như thế nào? Khi tiêm vacxin cho trẻ em xong, phụ huynh cần cùng bé nán lại bệnh viện hoặc nơi tiêm phòng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường như quấy khóc liên tục, hôn mê, thở nhanh hay khó thở, nôn ói, phát ban… hãy báo ngay cho bác sĩ để được kịp thời cứu chữa.
2. Chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ tại nhà
Chăm sóc sau tiêm vacxin cho trẻ tại nhà như thế nào là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Sau khi trẻ chích ngừa, cha mẹ cần:
- Quan sát các phản ứng sau tiêm của trẻ trong vòng 3 ngày để đề phòng những tác dụng phụ nguy hiểm của vắc xin bằng cách:
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt và nhịp thở của trẻ
- Theo dõi giấc ngủ, tình trạng ăn uống của bé
- Nếu bé bị sốt cao, không tự ý cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc hạ sốt. Hãy đưa trẻ đi bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách.
- Nếu các phản ứng sau tiêm trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu trẻ có dấu hiệu của những tác dụng phụ nghiêm trọng, hay nếu cơn sốt kéo dài hơn 3 ngày hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Chú ý đến vấn đề ăn uống của trẻ:
- Bổ sung chất lỏng cho bé để tránh tình trạng mất nước. Bạn có thể cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú nhiều cữ hơn, mỗi lần bú ít lượng sữa hơn bình thường một chút. Trẻ bú bình có thể thích bú bình nhỏ hơn bình thường. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước lọc, sữa, nước trái cây… cũng như nấu cho trẻ ăn những món loãng, dễ ăn. Các bé lớn cũng có xu hướng ăn uống trái với giờ ăn thường ngày. Điều này có thể khiến cha mẹ lo lắng, nhưng tình trạng này thường sẽ trở lại bình thường sau vài ngày.
- Cho trẻ ăn uống đủ bữa, đủ chất. Nếu trẻ không muốn ăn, đừng ép bé. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày để bé không cảm thấy đói và dễ ăn hơn
Chú ý đến vấn đề sinh hoạt
- Chỉ nên cho trẻ mặc một lớp quần áo. Việc quấn nhiều khăn, mền có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, nóng nực và quấy khóc nhiều hơn.
- Bạn cũng có thể ôm ấp trẻ nhiều hơn để bé cảm thấy an tâm. Nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng những hành động âu yếm thực sự kích hoạt việc tiết ra hormone giảm đau trong cơ thể trẻ em. Tuy nhi��n, cần lưu ý tránh đụng chạm vết tiêm của bé vì điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy đau.
- Để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ có ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin sau tiêm phòng.
Hy vọng những thông tin trên của Trung tâm chích ngừa cho bé sơ sinh Đà Nẵng sẽ giúp bạn biết được những cách chăm sóc sau tiêm vacxin cho bé hiệu quả nhất, giúp con yêu nhanh khỏe lại sau tiêm.