icon icon icon-mes

Giờ làm việc: Từ 7h30 đến 17h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

1900545405

Vắc xin MVVac phòng ngừa bệnh sởi

Đăng bởi Admin vào lúc 12/09/2024

Thông tin bệnh: 

- Bệnh sởi là một bệnh lây truyền cấp tính qua đường hô hấp, do virut sởi gây nên. Thông qua việc hít những hạt dịch tiết đường hô hấp từ người người đang nhiễm bệnh có triệu chứng hắt hơi hoặc ho ngoài ra còn có sốt, phát ban, chảy nước mũi, mắt đỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn, tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng

Chỉ định:

- Vắc xin Sởi được chỉ định để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh Sởi.
- Đối tượng chỉ định là trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có kháng thể sởi.

Cách dùng, liều dùng:

- Đường tiêm: Vắc xin sởi chỉ được tiêm dưới da. Không được tiêm tĩnh mạch
- Liều tiêm: 0,5mL/liều.
- Lịch tiêm: Liều vắc xin thứ nhất tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên (theo lịch tiêm của chương trình TCMR) và liều thứ hai tiêm nhắc lại khi trẻ được 6 tuổi.

Chống chỉ định:

 Trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
- Phụ nữ có thai.
- Trường hợp bị nhiễm trùng cấp tính, mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị hay suy giảm miễn dịch (trừ trẻ em bị HIV)

Phản ứng phụ:

- Những phản ứng phụ có thể gặp là đau, sưng và ban đỏ tại chỗ tiêm. Phản ứng này thường là nhẹ và sẽ hết sau khi tiêm 1-3 ngày.
- Những phản ứng toàn thân như sốt, ban, ho và sổ mũi cũng có thể xảy ra ở một vài trẻ em và thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày rồi tự khỏi mà không cần điều trị.

Tương tác thuốc:

- Không nên tiêm vắc xin khi đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch. Nếu dùng các thuốc này trong thời gian dài và với liều cao thì nên đợi ít nhất sau 6 tháng rồi mới tiêm vắc xin.
- Trường hợp truyền máu hay các sản phẩm gamma globulin nếu chứa kháng thể Sởi sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin này.
- Phản ứng Tubeculin có thể bị giảm đi 1 tháng sau khi tiêm vắc xin.
- Vắc xin Sởi có thể tiêm cùng với vắc xin Quai bị, Rubella mà không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các vắc xin này.
- Một số vắc xin sống, giảm độc lực khác (như vắc xin OPV, đậu mùa, BCG... ) có thể ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin Sởi. Do vậy, khi đã tiêm những vắc xin trên thì phải đợi ít nhất sau 4 tuần rồi mới tiêm vắc xin Sởi.

Thận trọng:

- Cần thận trọng đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng, co giật.
- Không nên tiêm vắc xin trong trường hợp đang sốt hay đang trong quá trình điều trị có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như dùng thuốc, truyền máu hay các chế phẩm từ máu..). Chỉ tiêm vắc xin cho trẻ khi đã hết sốt ít nhất là 3 ngày và sau khi kết thúc điều trị ảnh hưởng đến hệ miễn dịch tối thiểu là 4 tuần.

Bảo quản:

- Lọ vắc xin Sởi dạng đông khô được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 8oC và tránh ánh sáng.
- Lọ nước pha tiêm nên được bảo quản ở 2 - 8oC
Để xa tầm tay của trẻ em