-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vắc xin VA- Mengoc-BC phòng ngừa bệnh viêm màng não
Đăng bởi Admin vào lúc 12/09/2024
tin bệnh:
- Viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẫn Neisseria meningitidis gây nên. Bệnh thường có biểu hiện lâm sàng là viêm màng não (khoảng 50% trường hợp), nhiễm khuẩn huyết (38% trường hợp), hay viêm phổi do vi khuẩn (9% trường hợp). Vi khuẩn N. meningitidis thường trú ở bề mặt niêm mạc của vùng hầu họng và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các hạt chất tiết đường hô hấp từ người bệnh và người lành mang trùng. Bệnh não mô cầu có thể có diễn biến trầm trọng. Tỷ lệ tử vong chung vào khoảng 10%–15%, và 20% những người sống sót có di chứng lâu dài như khuyết tật về thần kinh, mất chi hay ngón chi, mất khả năng nghe.Tại Việt Nam, bệnh não mô cầu chính thức được đưa vào hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm vào năm 2010. Từ 2011 – 2014 tỷ lệ mắc của cả nước trên 100.000 dân trong khoảng 0,03 – 0,3; tỷ lệ tử vong/100.000 dân là 0,01. Tại Khu vực phía Nam theo số liệu của phòng xét nghiệm Viện Pasteur TP HCM, kết quả xét nghiệm các ca bệnh có gửi mẫu về xét nghiệm từ năm 1992 đến 2014 có não mô cầu typ B và C.
Chỉ định:
Vắc xin VA-MENGOC-BC được chỉ định nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm huyết thanh B và C.
Cách dùng, liều dùng:
- Lịch cơ bản: dành cho trẻ từ 6 tháng trở lên đến người 45 tuổi. Gồm hai mũi tiêm; mũi 2 cách mũi 1 khoảng 6-8 tuần.
Vắc xin có thể được chỉ định cho trẻ từ tháng tuổi thứ 3 và người lớn sống hoặc di cư vào vùng dịch.
Vắc xin cũng được khuyến khích tiêm cho những người có nguy cơ cao như: sống tập thể trong quân đội, trường nội trú
- Phải tiêm vắc xin VA-MENGOC-BC theo đường tiêm bắp sâu, tốt nhất là vùng cơ delta theo đúng các tiêu chuẩn vô khuẩn.
- Ở trẻ em, vùng cơ delta còn rất nhỏ, nên tiêm vắc xin vào mặt trước ngoài đùi.
Chống chỉ định:
- Người quá mẫn với các thành phần của vắc xin.
- Người đang sốt, nhiễm khuẩn cấp tính, dị ứng đang tiến triển.
- Hiếm khi có phản ứng dị ứng nhưng cần ngưng liều thứ 2 nếu liều 1 có dấu hiệu dị ứng.
Phản ứng phụ:
- Không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo ở phần lớn những người được tiêm trong các đánh giá thực địa lâm sàng lớn và các nghiên cứu sau cấp phép ở CuBa và nhiều nước khác.
- Các dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ được biết như đau, nổi ban đỏ và cứng vùng tiêm thường nhẹ và có tần suất xuất hiện khác nhau, xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm và có xu hướng biến mất sau 72 giờ sau khi tiêm. Các phản ứng tại chỗ với mức độ mạnh hơn có thể xuất hiện trong một vài trường hợp đơn lẻ. Những phản ứng và các dấu hiệu này cũng tương tự phản ứng đối với các vắc xin hấp phụ khác.
- Trong các triệu chứng toàn thân thường thấy có báo cáo về thân nhiệt 380C hoặc cao hơn và ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, ít khi thấy có báo cáo về trường hợp sốt 390C hoặc cao hơn, triệu chứng này xảy ra nhanh.
- Có thể có cảm giác khó chịu, đau đầu và buồn ngủ.
- Các dấu hiệu và triệu chứng toàn thân cũng như tại chỗ thường giảm sau liều tiêm thứ 2.
- Vắc xin không gây ra bệnh hoặc những triệu chứng và dấu hiệu chính của bệnh.
Tương tác thuốc:
- Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch và/hoặc đang điều trị suy giảm miễn dịch (sử dụng corticosteroid, antimetabolites, và những người mới tiêm immunoglobulin) có thể không có đáp ứng đầy đủ với vắc xin, vì vậy nên hoãn việc tiêm
Thận trọng:
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không bao giờ được tiêm vắc xin theo đường tĩnh mạch.
- Lọ vắc xin đã mở phải bảo quản tránh ánh sáng và ở nhiệt độ 2 – 8oC; chỉ sử dụng trong vòng 24 giờ.
- Nhà sản xuất sẽ không chịu trách nhiệm đối với việc không tuân thủ các khuyến cáo đối với việc sử dụng và bảo quản vắc xin.
- Không sử dụng vắc xin đã hết hạn.
- Thận trọng đối với các bệnh nhân bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu vì chảy máu có thể xảy ra khi tiêm bắp cho các đối tượng này.
Bảo quản:
- Bảo quản ở nhiệt độ từ 20C – 80C (KHÔNG LÀM ĐÔNG BĂNG); tránh các tác nhân vật lý như ánh sáng, bức xạ mạnh.