Phụ nữ 35 tuổi có nên tiêm vacxin HPV không?
Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung được xác định là do virus human papillomavirus (HPV). Vậy nên, tiêm vacxin HPV càng sớm sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Nhiều câu hỏi được đặt ra là 35 tuổi có tiêm vắc xin ngừa HPV được hay không? Câu trả lời được trình bày trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô tuyến cổ tử cung hoặc tế bào gai. Bệnh lý xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển bất thường, hình thành các khối u trong cổ tử cung, xâm lấn sang khu vực xung quanh cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là các chủng loại virus human papillomavirus (HPV). Khoảng 99% người bệnh mắc ung thư cổ tử cung bị nhiễm virus HPV. Kết quả các nghiên cứu cho thấy có hơn 140 chủng virus HPV được phát hiện ở người, trong đó có khoảng 40 chủng là nguyên nhân gây các bệnh lý ở cơ quan sinh dục. Hai chủng virus HPV 16 và 18 được xem là nguy hiểm nhất vì khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung và cũng là nguyên nhân gây các bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn...
Ở độ tuổi sinh hoạt tình dục mỗi người đều có nguy cơ bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Khoảng 50% trong số đó nhiễm HPV chủng 16 và 18. Khi cơ thể nhiễm HPV, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để chống lại sự lây nhiễm này. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhiễm HPV nguy cơ cao, sự phòng vệ của cơ thể có thể sẽ không thành công và khả năng bị ung thư cổ tử cung trong tương lai sẽ tăng lên.
Biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung có thể gây ra các triệu chứng như sau:
- Chảy máu âm đạo bất thường: Được xem là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Chảy máu âm đạo có thể xảy ra sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt, chảy máu sau mãn kinh hoặc chảy máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt...
- Dịch tiết âm đạo bất thường như có mùi hôi, màu xám đục, dịch tiết nhiều hơn bình thường.
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau vùng chậu hoặc thắt lưng: Khi xảy ra triệu chứng này có thể tế bào ung thư đã xâm lấn đến vùng xương chậu.
- Sưng đau ở chân: Khối u phát triển dần lên sẽ chèn vào các dây thần kinh, mạch máu vùng chậu dẫn tới triệu chứng đau và sưng ở chân. Cơn đau kéo dài dai dẳng và thường nặng hơn.
Phụ nữ tiền ung thư và giai đoạn sớm của ung thư cổ tử cung thường rất ít có triệu chứng rõ rệt. Sự tiến triển của bệnh lý này rất khó kiểm soát và triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Các triệu chứng có xu hướng bắt đầu xuất hiện khi các tế bào ung thư phát triển và xâm lấn sâu hơn ở cổ tử cung và các cơ quan lân cận. Do vậy, phần lớn người bệnh đều phát hiện bệnh ở giai đoạn khá trễ làm cho quá trình điều trị gặp khó khăn và không đạt được kết quả mong muốn.
Những người sau nên cẩn thận nếu không muốn bị ung thư cổ tử cung?
Ai dễ bị Ung thư cổ tử cung nhất?
- Người quan hệ tình dục khi còn trẻ hoặc quan hệ tình dục với nhiều người: Nghiên cứu chỉ ra rằng một người phụ nữ có nhiều hơn 2 bạn tình trong một năm, nhiều hơn 7 bạn tình trong đời thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên khi mà các tế bào mô tử cung chưa trưởng thành, dễ nhạy cảm và bị tổn thương cũng sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc ung thư.
- Hút thuốc: Thuốc lá chứa nicotine dễ làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng quá trình oxy, stress, từ đó dẫn đến mất cân bằng các gen sinh ung thư.
- Uống thuốc tránh thai trong thời gian kéo dài.
- Mang thai quá sớm hoặc mang thai nhiều lần: Mang thai và sinh con trước độ tuổi trưởng thành, ở giai đoạn cơ quan sinh sản chưa phát triển hoàn toàn dễ dẫn đến tổn thương, đặc biệt là cổ tử cung. Bên cạnh đó, những phụ nữ mang thai từ 4 lần trở lên có nguy cơ mắc ung thư tử cung cao hơn.
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư cổ tử cung
- Nhiễm HIV hoặc hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất
Theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế có 3 phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả là tiêm vaccine HPV, quan hệ tình dục an toàn và khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Bệnh lý ung thư cổ tử cung có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của cơ thể các chị em phụ nữ cần thực hiện tầm soát và tiêm vắc xin ngừa HPV giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ quan sinh dục cũng như ung thư cổ tử cung.
35 tuổi có nên tiêm vacxin HPV không?
Tiêm vắc xin ngừa HPV là phương pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì vậy “Tiêm vắc xin ngừa HPV được thực hiện ở độ tuổi nào?” hay “trên 30 tuổi có thể tiêm vắc xin ngừa HPV không?” là vấn đề được quan tâm nhiều.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vắc xin ngừa HPV là từ 9 – 26 tuổi. Nhiều quan niệm cho rằng tiêm vắc xin ngừa HPV ở thời điểm 9 tuổi là quá sớm, tuy nhiên quan niệm này là sai lầm và làm tăng tỉ lệ mắc bệnh vì tiêm ngừa càng muộn khi phụ nữ đã quan hệ tình dục thì hiệu quả sẽ không cao. Việc tiêm ngừa vắc xin được thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Bởi sau khi thực hiện tiêm đủ 3 mũi tiêm phòng HPV, hiệu quả miễn dịch đem lại cho cơ thể có thể lên tới 30 năm. Đối với phụ nữ 35 tuổi đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin ngừa HPV, tuy nhiên hiệu quả phòng ngừa không được cao như ở độ tuổi khuyến cáo.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Khi tiêm vắc xin ngừa HPV cần lưu ý gì?
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung gồm hai loại là vắc xin Gardasil và vắc xin Cervarix.
- Vắc xin Gardasil: Tác dụng phòng ngừa 4 chủng HPV phổ biến gây ra các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ là chủng 6, 11, 16 và 18. Liệu trình tiêm gồm 3 mũi thuốc được chia theo ngày như sau:
- Mũi thứ nhất: Tiêm trong ngày đầu tiên
- Mũi thứ hai: Tiêm cách 2 tháng sau khi hoàn thành mũi thứ nhất
- Mũi thứ ba: Tiêm cách 6 tháng sau khi hoàn thành mũi thứ nhất
- Vắc xin Cervarix: Tác dụng phòng ngừa 2 chủng HPV phổ biến nhất là chủng 16 và 18. Liệu trình tiêm gồm 3 mũi được chia theo ngày như sau:
- Mũi thứ nhất: Tiêm trong ngày đầu tiên
- Mũi thứ hai: Tiêm cách 1 tháng sau khi hoàn thành mũi thứ nhất
- Mũi thứ ba: Tiêm cách 6 tháng sau khi hoàn thành mũi thứ nhất
3.2. Một số lưu ý về đối tượng tiêm vắc xin
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ ở độ tuổi 9 – 26 nên thực hiện tiêm vắc xin ngừa HPV để đạt hiệu quả phòng ngừa cao. Bên cạnh đó, đối tượng tiêm vắc xin không giới hạn về độ tuổi và đã quan hệ tình dục hay chưa. Thực tế phụ nữ trên 30 nói chung và phụ nữ 35 tuổi nói riêng vẫn có thể tiêm vắc xin HPV , tuy nhiên hiệu quả không được cao.
Ngoài ra, người tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung cũng nên đáp ứng một số điều kiện sau:
- Có sức khỏe tốt
- Cách 4 tuần trước khi chích ngừa mũi vắc xin đầu tiên không chích bất kỳ loại vắc xin nào và không sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, thuốc chống thải ghép...
- Không yêu cầu làm xét nghiệm PAP trước tiêm ngừa.
Bên cạnh đó, một số đối tượng không được sử dụng vắc xin gồm:
- Người đang bị các bệnh lý cấp tính
- Mẫn cảm với nấm men hoặc bất kỳ thành phần nào trong vắc xin
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai trong 6 tháng tới. Trong trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung nhưng phát hiện có thai, phải dừng các mũi tiêm tiếp theo cho đến khi sinh con mới thực hiện tiêm ngừa các mũi kế tiếp và phải đảm bảo các mũi tiêm nằm trong thời gian cho phép là 2 năm.
3.3. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin
Phần lớn người bệnh sau khi tiêm vắc đều đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa HPV để đảm bảo an toàn như sau:
- Để đảm bảo hiệu quả của vắc xin và độ an toàn khi tiêm ngừa, đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục nên thực hiện khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi đăng ký tiêm vắc xin.
- Tiêm đủ 3 mũi và đúng thời điểm theo yêu cầu của từng loại vắc xin.
- Trong trường hợp tiêm các mũi kế tiếp bị muộn thời gian so với mũi tiêm đầu thì cần bổ sung ngay mũi kế tiếp sớm nhất có thể mà không nhất thiết phải tiêm lại từ mũi đầu tiên.
- Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin như đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm, xuất hiện nổi mẩn vùng tiêm và cảm giác hơi ngứa, nóng, sốt, ớn lạnh khó thở... thì phải thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh việc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, các bạn nữ cần xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể, thực hiện quan hệ tình dục an toàn giúp phòng tránh ung thư cổ tử cung tốt hơn. Sau khi thực hiện tiêm vắc xin ngừa HPV cần duy trì khám sức khỏe kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ, như vậy sẽ giúp các chị em phụ nữ sớm phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung. Phát hiện và điều trị sớm sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn tại Tiêm chủng 5* Đà Nẵng có đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước, vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh GSP theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C.
Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV) tạị Tiêm chủng quốc tế Đà Nẵng, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc vắc xin sẽ bị giảm tác dụng do quy trình tiêm chủng không an toàn, vắc xin không đạt chất lượng hay quên lịch tiêm. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được:
- Khách hàng được trải nghiệm chất lượng dịch vụ đẳng cấp.
- Khách hàng được khám và chỉ định đúng loại vắc-xin phù hợp với đặc điểm cá nhân của khách hàng như tuổi, tình trạng sức khỏe...
- Khách hàng được theo dõi liên tục và chặt chẽ sau tiêm chủng nhằm tránh và xử lý nhanh chóng các biến chứng có thể xảy ra.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch khám tại viện. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ DANAVAC, quý khách đặt lịch tư vấn.