Các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi mà cha mẹ cần biết

11:45:22 28/03/2022 Lượt xem 262 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Trẻ dưới 1 tuổi hệ thống miễn dịch còn yếu ớt nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Tiêm chủng là việc làm cần thiết để giúp trẻ được bảo vệ trước những tác nhân này. Nếu cha mẹ còn chưa biết các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi thì chớ nên bỏ qua nội dung được DANAVAC chia sẻ ngay dưới đây.

Tại sao trẻ dưới 1 tuổi cần tiêm chủng đầy đủ

WHO khuyến cáo các bậc cha mẹ nên đưa trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm chủng một cách đầy đủ vì:

- Đây là độ tuổi có sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên rất dễ mắc bệnh. Tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ có khả năng miễn dịch tốt để phòng các bệnh nguy hiểm mà trẻ đã được chích ngừa. Bằng việc tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ được kích thích tạo ra kháng thể nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

- Nếu trẻ tiêm chủng không đầy đủ hoặc tiêm muộn sẽ có nguy cơ cao với nhiều bệnh nguy hiểm vì cơ thể không có miễn dịch để bảo vệ.

- Tuy tiêm chủng không giúp trẻ được bảo vệ hoàn toàn trước các loại bệnh tật đã được chích ngừa nhưng nó giảm thiểu rủi ro do bệnh gây ra, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong do bệnh ở trẻ. Thậm chí nếu trẻ có bị bệnh nhưng do đã được tiêm chủng từ trước thì bệnh vẫn sẽ nhẹ hơn và tránh được những nguy hiểm cho trẻ.

- Hiện nay mặc dù y học đã rất phát triển nhưng một số bệnh vẫn còn hạn chế về khả năng điều trị, thậm chí có bệnh dù đã được điều trị vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc gây ra tử vong. Tiêm phòng là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa những điều này.

Các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi

Sau đây là các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi Quý phụ huynh cần biết để không bỏ lỡ:

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (sau sinh)

  • Vắc xin BCG: càng sớm càng tốt sau khi sinh.
  • Vắc xin viêm gan siêu vi B trong vòng 24 h sau sinh

Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1: Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib) - Lần 1
  • Vắc xin Rota virus - Lần 1
  • Vắc xin phế cầu- Lần 1 (PCV1)

Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib) - Lần 2
  • Vắc xin Rota virus - Lần 2
  • Vắc xin Phế cầu -Lần 2 (PCV2)

Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm gan B - Viêm màng não do vi khuẩn Hib 3) - Lần 3
  • Vắc xin Rota virus - Lần 3
  • Vắc xin Phế cầu - Lần 3 (PCV 3)

Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vắc xin cúm
  • Não mô cầu BC ( Nếu có yếu tố dịch tễ)

Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Vắc xin Sởi đơn
  • Vắc xin Viêm não Nhật Bản - Lần 1 (Imojev 1)

Tiêm chủng cho trẻ 1 tuổi (12 tháng tuổi)

  • Vắc xin 3 trong 1 (Sởi - Quai bị - Rubella) - Lần 1
  • Vắc xin Thủy đậu- Lần 1
  • Vắc xin Viêm gan siêu vi A - Lần 1
  • Vắc xin Viêm não Nhật Bản - Lần 1 ( Vaccin bất hoạt Jevax).Vắc xin Viêm não Nhật Bản - Lần 2 (Cách mũi 1: 7 – 10 ngày)
  • Vắc xin Phế cầu - Lần 4 (PCV 4) sau PCV 3 tối thiểu 6 tháng
  • Vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Lần 4

Các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi

Những trường hợp không nên tiêm chủng

Mặc dù các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi là như vậy nhưng các trường hợp sau đây nên cân nhắc hoặc tham khảo bác sĩ về việc tiêm vắc xin:

- Có tiền sử sốc phản vệ, dị ứng, co giật, sốt cao,... trong các lần tiêm trước đó.

- Mắc một số bệnh lý như: suy hô hấp, suy tim, suy gan,...

- Suy giảm hệ miễn dịch.

Những điều cần lưu ý sau tiêm chủng

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ không đáng lo như:

- Sưng đỏ, phồng rộp, nổi cục cứng đau ở vị trí tiêm.

- Sốt nhẹ.

Một số tác dụng phụ cần được chú ý đặc biệt để nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra:

- Vết tiêm sưng đau kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Nếu trẻ bị sốt mà uống thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyến cáo không có dấu hiệu hạ sốt hoặc sốt cao từ 39 độ C trở lên kéo dài kèm theo co giật.

- Trẻ có các dấu hiệu đặc biệt như: bú kém, bỏ bú, da tím tái, quấy khóc nhiều,...

Những điều cần lưu ý sau khi cho trẻ tiêm chủng

Sau khi cho trẻ tiêm xong, cha mẹ cũng cần nhớ:

- Sau khi tiêm vắc xin xong cha mẹ cần cho trẻ lưu lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng với vắc xin.

- Không dùng chanh hay khoai tây đắp vào vết tiêm vì rất dễ gây ra nhiễm trùng. Nếu trẻ bị sưng đau, mẹ có thể chườm đá lạnh cho trẻ.

- Theo dõi thân nhiệt và chế độ ăn nghỉ của trẻ trong 24 giờ sau tiêm. Trường hợp trẻ bị sốt dưới 39 độ C mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyến cáo phù hợp với độ tuổi và cân nặng. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc có chứa thành phần axit salicylic hoặc aspirin vì chúng có thể kết hợp với thành phần có trong vắc xin để gây ra những hiện tượng nguy hiểm cho trẻ.

- Trong khi trẻ bị sốt cha mẹ nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát và chườm ấm cho trẻ đồng thời cho trẻ bú hoặc uống nước nhiều hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây các bậc cha mẹ đã nắm được các mũi tiêm cho bé dưới 1 tuổi. Nếu cần tìm hiểu thêm bất cứ thông tin nào có liên quan đến việc tiêm phòng cho trẻ, cha mẹ chỉ cần liên hệ với DANAVAC theo số hotline 1900 54 54 05 !

>> Xem thêm Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Trang chủ
Hỗ trợ Online
Tổng đài chăm sóc khách hàng

Tổng đài chăm sóc khách hàng

0236 322.7568
Hotline

Hotline

1900 545405
Vị trí công ty
Tổng đài 1900.545405
CSKH 0236.3227568
zalo icon